Mẩu xương đốt sống gần 2 triệu năm với dấu vết ung thư (phần màu hồng)
10 loại ung thư đàn ông có nguy cơ mắc cao hơn phụ nữ
8 sự thật về ung thư máu mà bạn nên biết
5 sự thật về ung thư thận mà bạn nên biết
Phương pháp điều trị mới chiến thắng bệnh ung thư
Một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Witwatersrand và Trung tâm Khoa học Nam Phi đã tìm thấy bằng chứng của bệnh ung thư ở mảnh xương bàn chân và đốt sống từ hai mẫu hóa thạch của người tiền sử ở Nam Phi. Mảnh xương bàn chân có niên đại khoảng 1,7 triệu năm, các đốt sống có niên đại gần 2 triệu năm.
Điểm đặc biệt là sau khi nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy những mẩu xương này có dấu vết ung thư (phần xương được đánh dấu màu hồng trong ảnh).
Các nhà khoa học cho rằng những mẫu xương cung cấp một liên kết trực tiếp tới quá trình tiến hóa qua hàng triệu năm của con người.
"Chúng tôi đã so sánh mẫu xương hóa thạch này với một mẫu xương người hiện đại, và trông chúng giống hệt nhau", nhà nghiên cứu Edward John Odes tới từ Đại học Witwatersrand (Nam Phi) cho biết.
Điều này đặt ra một câu hỏi lớn cho các nhà khoa học. Kể từ khi mẫu ung thư đầu tiên xuất hiện đến nay, có rất nhiều tiến hóa lớn đã xảy ra. Mọi thứ đã thay đổi. Con người thay đổi. Tại sao ung thư lại không thay đổi?
Cho đến nay, các nhà khoa học vẫn giả định ngầm rằng ung thư chỉ mới xuất hiện trong thời hiện đại. Giờ đây, với bằng chứng vừa được công bố, những hiểu biết về nguồn gốc và quá trình phát triển của bệnh ung thư cần phải được xem xét lại.
Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về quá trình phát triển của bệnh ung thư từ thời cổ đại tới nay với hy vọng khai thác thêm nhiều thông tin về căn bệnh này.
Dù chưa được hiểu cặn kẽ nguyên nhân gây ra ung thư nhưng các nhà khoa học vẫn khuyến cáo lối sống lành mạnh với chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, suy nghĩ tích cực, loại bỏ thói quen xấu... sẽ giúp phòng ngừa ung thư và sống khỏe mạnh hơn.
Bình luận của bạn